1. Về cơ sở vật chất
Trường Mầm non Ngô Thì Nhậm có tổng diện tích đất là 4000m2, diện tích sàn sử dụng 7.920m2 được quy hoạch gọn gàng, có khuôn viên riêng biệt, có tường bao, cổng trường, biển trường, đảm bảo đáp ứng môi trường xanh sạch đẹp, an toàn. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ đáp ứng các yêu cầu đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường có đủ phòng học các phòng chức năng, bếp ăn, các phòng làm việc của BGH, phòng nhân viên và các công trình phụ trợ (nhà xe, nhà vệ sinh). Tất cả các phòng đều đảm bảo cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Hệ thống đồ dùng, đồ chơi ngoài trời và trong lớp được trang bị đầy đủ, đảm bảo đúng các quy định liên quan đến tiêu chuẩn đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học dùng cho giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường có 20 lớp học, mỗi lớp có 01 phòng vừa là phòng sinh hoạt chung và cũng là phòng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ. Diện tích các phòng 90 m2 đảm bảo bình quân 2,43m2/trẻ (chuẩn 1,3 - 1,8m2/trẻ) đáp ứng theo quy định Điều 8 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy đinh tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non . Có 02 phòng nghệ thuật với tổng diện tích 95m2, 01 phòng thể chất có diện tích 180m2 dành cho trẻ mẫu giáo và 01 khu giáo dục thể chất dùng cho trẻ Nhà trẻ, tất cả các phòng đểu đảm bảo đạt chuẩn theo quy định và được trang bị với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: bàn ghế, gương, gióng múa, tủ đựng trang phục, đàn phím điện tử, hệ thống âm ly, loa đài và các loại nhạc cụ để phục vụ cho hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ và giáo dục thể chất cho trẻ .
20 nhóm, lớp có đầy đủ tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ; tủ đựng chăn, màn, gối; tủ đựng tài liệu; kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng được sắp xếp phù hợp theo điều kiện của nhà trường, đảm bảo an toàn và thuận tiện khi sử dụng.
2. Công tác CSND và chăm sóc sức khỏe cho trẻ
- Kết quả theo dõi tình hình sức khỏe trẻ (qua cân đo cho trẻ lần 3, tháng 03 năm 2023 tại trường):
+ Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi toàn trường: Nhà trẻ : 01/90 =1,1%; Mẫu giáo: 9/740 = 1,2%.
+ Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì toàn trường: Nhà trẻ : 01/90 =1,1%; Mẫu giáo: 16/740 = 2%.
+ Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng nhiễm bệnh và lây nhiễm tại đơn vị.
+ Xây dựng thực đơn với phong phú các nguồn thực phẩm phù hợp theo mùa. Chế độ dinh dưỡng được đảm bảo, đa dạng hóa các loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, thực đơn phong phú và thay đổi các loại thực phẩm theo mùa. Xây dựng thực đơn cho trẻ 2 tuần không trùng lặp món ăn.
+ Tổ chức tốt chuyên đề “Đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn cho trẻ” tại 4 độ tuổi như: Trải nghiệm ăn bằng khay; ăn theo suất cơm Pento; ăn bằng đũa; bữa ăn gia đình... Đặc biệt nhà trường còn triển khai tổ chức các hoạt động “Giờ ăn hạnh phúc” có sự phối kết hợp giữa giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng và PHHS tham gia trải nghiệm bữa ăn cùng trẻ.
3. Công tác Giáo dục
- Nhà trường đảm bảo đủ các điều kiện về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động đa dạng các nguồn lực đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN.
- Việc phát triển chương trình GD của nhà trường:
+ Nhà trường trao quyền chủ động cho giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung, phương pháp giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của cơ sở nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát triển chương trình giáo dục nhà trường;
+ Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình GDMN cho đội ngũ giáo viên; chỉ đạo các nhóm lớp tích cực ứng dụng CNTT và truyền thông trong thực hiện Chương trình GDMN; tránh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách của nhà trường theo quy định của Bộ GDĐT;
- Việc đổi mới các hoạt động giáo dục: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục, điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp.
- Việc ứng dụng các phương pháp GD tiên tiến: Trong năm học vừa qua, nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
+ Đối với ứng dụng phương pháp Montessori: Ban giám hiệu đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng hệ thống các bài học dạy trẻ kĩ năng thực hành cuộc sống, từ những bài học đầu tiên như chuyển hạt từ bát này sang bát khác, đến những bài phức tạp hơn: đóng mở cúc áo; đóng mở khóa; buộc dây; dùng đũa gắp, rót nước… các bài tập được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp. Hoạt động rèn kĩ năng thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori trong nhà trường không chỉ giúp rèn luyện cơ tay, các vận động thô và tinh mà còn rèn cho các bé tính cẩn thận, kiên trì, tập trung trong công việc và hướng đến mục đích xã tốt đẹp là giúp trẻ có thể tự làm những công việc đơn giản hàng ngày để chăm sóc bản thân, giúp đỡ cô giáo, bố mẹ.
+ Ứng dụng phương pháp STEAM: Để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng phương pháp STEAM nhà trường đã xây dựng nội dung giáo dục với các dự án cụ thể, gần gũi, thiết thực xuyên suốt các chủ đề trong năm học, thu hút trẻ say mê sáng tạo. Các dự án được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, phát triển dần nội dung theo mức độ tư duy và kĩ năng của trẻ từng độ tuổi. Trong từng dự án, giáo viên đưa ra vấn đề để trẻ khám phá, tìm hiểu các nguyên lý khoa học đơn giản và hướng trẻ đến việc thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm mới có tính ứng dụng trong cuộc sống. Những trải nghiệm thú vị, những thí nghiệm đặc biệt khiến trẻ vô cùng hứng thú, giúp các bé lĩnh hội tri thức và rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sự mạnh dạn, tự tin cũng như kĩ năng hoạt động nhóm.
Năm học 2023 - 2024 nhà trường có 01 giáo viên đạt giải Nhất Hội thi thiết kế bài giảng điện tử Elearning cấp quận, 01 giáo án ứng dụng giáo dục Steam đạt giải Ba; 01 thiết bị số đạt giải Ba; 01 sản phẩm CNTT đạt giải Ba; 01 giáo viên đạt giải khuyến khích thiết kế bài giảng cấp thành phố.
Tập thể nhà trường đạt danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".
Nội dung được báo cáo công khai, cập nhật đầy đủ trong văn bản số 137/BC-MNNTN ngày 14/10/2024 của Trường Mầm non Ngô Thì Nhậm.