Thực hiện Kế hoạch số 319/KH-UBND ngày 26/12/2023 của UBND thành phố Hà Nội về công tác An toàn thực phẩm năm 2024; Kế hoạch số 210/KHUBND ngày 11/7/2024 của UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhà trường đã triển khai một số nội dung sau:
Thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của cơ quan y tế, cơ quan quản lý trên địa bàn quận; Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước CMHS và cơ quan quản lý nhà nước về việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm và thực hiện sử dụng thực phẩm tại nhà trường. Đơn vị cung ứng thực phẩm phải đầy đủ hồ sơ pháp lý và thực hiện cam kết về chất lượng sản phẩm khi đưa vào trường. Thực hiện công khai các đơn vị cung cấp thực phẩm tới CBGVNV, với CMHS và báo cáo Phòng GD&ĐT; nhà trường có kế hoạch truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại đơn vị cung ứng cho nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng cho CBGVNV nhà trường những kiến thức về VSATTP. Tăng cường quản lý, tự kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng; khuyến khích sự tham gia của CMHS và cộng đồng trong việc giám sát quy trình tổ chức ăn và chất lượng bữa ăn của trẻ. Lưu ý một số điểm sau: quy trình quản lý nuôi dưỡng, đeo khẩu trang khi chế biến, chia ăn; xét nghiệm nước sinh hoạt, nước uống theo quy định; các bể chứa nước đều có lưới chắn côn trùng, có nắp đậy, có khóa và được thau bể theo quy định; danh mục thuốc theo quy định và có lưu số điện thoại cơ quan y tế trên địa bàn.
Nhà trường xây dựng thực đơn phù hợp với mùa, chế độ ăn cân đối, đa dạng các nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ GD&ĐT về việc hợp nhất các thông tư về chương trình GDMN.
Thực đơn: Nghiêm túc thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Các nhóm trẻ được đảm bảo có ít nhất 2 bữa cơm/tuần trong thực đơn bữa chính chiều. Xây dựng thực đơn “Bữa chính tiêu chuẩn” tối thiểu 2 ngày/tuần. Tổ chức bữa ăn gia đình (bữa ăn trưa có ít nhất 2 món mặn, 2 món canh) ít nhất 1 lần/tháng cho trẻ mẫu giáo và 2 lần/năm cho trẻ mẫu giáo bé nhằm tăng cường rèn kỹ năng sống và tạo hứng thú cho trẻ trong bữa ăn. Có các hoạt động can thiệp, điều chỉnh chế độ ăn, giảm tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi, thừa cân, béo phì. Đảm bảo thời gian tổ chức giờ ăn cho trẻ, đặc biệt là bữa ăn chính buổi chiều cho trẻ nhà trẻ. Tiền ăn bán trú của trẻ thực hiện đúng theo hướng dẫn về công tác thu chi năm học 2024 - 2025 của các cấp.
- Đảm bảo cơ cấu bữa ăn, cân đối các chất, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: Nhà trẻ: P: 13-20%; L: 30-40% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%); G: 47-50%.Mẫu giáo: P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60%. Nhà trường tiếp tục thực hiện tính tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3 tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1 đối với trẻ 1- 3 tuổi: 0.41 mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 0.52mg/ ngày/trẻ).
Chỉ đạo tổ chuyên môn nuôi đảm bảo VSATTP từ khâu giao nhận thực phẩm - sơ chế - chế biến - thành phẩm - chia khẩu phần ăn cho trẻ. Duy trì việc lưu nghiệm thức ăn hằng ngày trong 24 giờ; cập nhật sổ đầy đủ, đúng qui định, thực hiện nghiêm túc sổ kiểm thực 3 bước. Thực hiện đúng nền nếp hoạt động bếp ăn 1 chiều, bếp ăn an toàn và qui chế chăm sóc nuôi dạy trẻ. Tăng cường sự tham gia của CMHS và cộng đồng trong việc giám sát quy trình tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ bằng nhiều hình thức.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện qui chế chăm sóc trẻ, tổ chức giờ ăn tại các lớp. Phân công kế toán, nhân viên cấp dưỡng, cán bộ phụ trách y tế dự và phối hợp với giáo viên tổ chức giờ ăn của các lớp về chia khẩu phần ăn của trẻ, chất lượng chế biến, từ đó có sự điều chỉnh về kỹ thuật chế biến nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ hằng ngày, đảm bảo vệ sinh và phù hợp với thời tiết. Nhà trường sử dụng nước uống tinh khiết ….. và nước sinh hoạt của công ty Nước sạch Hà Đông. Nước uống và nước sinh hoạt đều có xét nghiệm mẫu nước định kỳ theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02/6/2010 của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn, uống và Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về Quy chuẩn quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Sổ sách kế toán, kho quỹ được cập nhật hằng ngày. Nâng cao công tác ứng dụng CNTT trong quản lý chất lượng bữa ăn của trẻ. Mở đủ các loại sổ sách nuôi dưỡng theo qui định và quản lý thu chi trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch tới 100% CBGVNV trong nhà trường và CMHS. Thực hiện sáng tạo, chuyển đổi số trong công tác công khai thực đơn và tài chính bữa ăn của trẻ bằng nhiều hình thức: quét mã QR, bảng công khai, website, màn hình truyền thông tại sân trường và các sảnh hành lang…
(Một số hình ảnh thực tê trong bếp ăn tập thể của nhà trường)
Công tác đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh ATTP nên học sinh trong trường phát triển khỏe mạnh. Năm học 2023-2024 kết quả theo dõi của trẻ đạt
+ Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi toàn trường: Nhà trẻ : 01/90 =1,1%; Mẫu giáo: 9/740 = 1,2%.
+ Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì toàn trường: Nhà trẻ : 01/90 =1,1%; Mẫu giáo: 16/740 = 2%.
Nhà trường là một trong những đơn vị trong quận Hà Đông được đánh giá cao về chất lượng đảm bảo vệ sinh ATTP. Là đơn vị được phòng Giáo dục chọn làm trường điểm về công tác quản lý nuôi dưỡng “đổi mới xây dựng thực đơn, nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ”.