TRƯỜNG MẦM NON NGÔ THÌ NHẬM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM “ NĂM 2025
Thứ sáu - 18/04/2025 16:30
Thực hiện công văn số 154/UBND ngày 11/4/2025 cùa Ủy ban nhân dân quận Hà đông về kế hoạch triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025; Thông báo số 259/TB-UBND ngày 16/4/2025 của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông về Thông báo kết luận Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm quận Hà Đông năm 2025;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, Trường mầm non Ngô Thì Nhậm xây Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”năm 2025với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ. 1. Chủ đề:“Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố” 2. Thời gian triển khai: Từ ngày 15/4/2025 đến ngày 15/5/2025 3. Nội dung triển khai: 3.1. Công tác chỉ đạo, điều hành: - Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, bám sát vào văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội; UBND quận Hà Đông, PGD&ĐT quận Hà Đông. - Tổ chức triển khai các nội dung trong kế hoạch đến toàn thể CBGVNV và cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động thiết thực cho CBGVNV và học sinh nhằmnâng cao nhận thức , vai trò trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP. 3.2. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật - Nhà trường xây dựng tập trung tuyên truyền, triển khai các văn bản Luật An toàn thực phẩm và văn bản quy định về ATTP. - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, cập nhật kiến thức về ATTP cho CBGVNV thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tờ rơi, bài tuyên truyền đăng tải trên nhóm Zalo, Facebook, Website của nhà trường với các nội dung: - Triển khai GV lồng ghép một số kiến thức đảm bảo VSATTTP vào các hoạt động 1 ngày của trẻ như: Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân; thói quen ăn uống lành mạnh, văn minh, lịch sự, vệ sinh; Nhận biết thực phẩm an toàn và không an toàn đối với trẻ; cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn khi tại bên ngoài nhà trường và gia đình trẻ. - Tuyên truyền phối hợp với PHHS chia sẻ thông tin, hướng dẫn về thực phẩm an toàn tại gia đình thông qua loa phát thanh các kênh liên lạc của lớp và của trường. Tuyên truyền với PHHS không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc tại các khu vực xung quanh cổng trường cho trẻ; cách lựa chọn thực phẩm an toàn; tuyên truyền về chất lượng thực phẩm và chất lượng bữa ăn của nhà trường thông qua quá trình nhận thực phẩm. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả bộ Video Clip tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP do SGD&ĐT sản xuất và phát hành qua đường link: https://tinyurl.com/4pbkbja4. 3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ban giám hiệu, Tổ GS các điều kiện VSATTP, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh theo lịch phân công cụ thể. Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các thời điểm trong ngày đối với quy trình giao nhận, sơ chế, chế biến món ăn và tổ chức cho trẻ ăn tại lớp học.Việc kiểm tra, giám sát bữa ăn hàng ngày cho trẻ đòi hỏi 100% các đồng chí CBGVNV cùng vào cuộc, giao trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường. 3.4. Công tác vệ sinh môi trường phòng, chống nhiễm bẩn VSATTP, vệ sinh nơi chế biến và tổ chức bữa ăn cho trẻ. * Đối với môi trường nhà bếp: - Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp ăn một chiều từ khâu sơ chế đến khâu chia thức ăn, có đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho bếp ăn và được sắp xếp khoa học. - Nơi chế biến phải thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ, thực hiện theo “10 nguyên tắc vàng” trong chế biến thực phẩm an toàn và 5 “chìa khóa vàng” để có thực phẩm an toàn, “bếp ăn 5 tốt”. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày trong vòng 24 giờ theo quy định. - Đối với đội ngũ nhân viên nhà bếp. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ: đeo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ theo quy định, đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn và rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ. * Đối với môi trường trong và ngoài lớp học: - Xây dựng lịch tổng vệ sinh môi trường trong và ngời lớp học: Tại các lớp học, phòng ban, hàng ngày vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tổng vệ sinh vào cuối mỗi tuần. Các chất thải, rác thải được đưa vào thùng rác có nắp đậy để nhân viên vệ sinh môi trường thu gom và xử lý rác hàng ngày. Nhà trường kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cùng chung tay thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho các bé.