Nhằm nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, nhà trường đã tổ chức chuyên đề:
“Đổi mới tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá sắc màu, kích thích trẻ tư duy sáng tạo trong hoạt động tạo hình”
1. Mục tiêu hoạt động này nhằm giúp trẻ em ở độ tuổi 3 và 4 phát triển khả năng nhận biết màu sắc và tư duy sáng tạo thông qua trải nghiệm pha trộn màu sắc. Trẻ sẽ có cơ hội tự tạo ra các sản phẩm nghệ thuật của riêng mình, từ đó phát triển khả năng quan sát và sáng tạo.
Trẻ 3 tuổi bắt đầu phát triển nhận thức về màu sắc nhưng còn hạn chế trong việc hiểu sự pha trộn, trong khi trẻ 4 tuổi đã có khả năng phân biệt màu và bắt đầu khám phá sự kết hợp màu sắc. Hoạt động này sẽ là bước đệm để mở rộng nhận thức và khả năng sáng tạo cho cả hai nhóm tuổi.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Chuẩn bị: Màu nước (các màu), khay nhựa, cọ vẽ, tạp dề bảo hộ, tăm bông, cành cây khô, lá cây, chai xịt, lọ nhỏ màu, bông vải, bóng, bìa catton, đèn màu chiếu sáng …
- Hoạt động khám phá màu sắc:
+ Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu các màu cơ bản và cho trẻ xem màu sắc có thể tạo thành khi pha trộn (như đỏ + xanh = tím).
+ Pha trộn màu: Trẻ 4 tuổi cùng trẻ 3 tuổi pha trộn các màu cơ bản trên khay dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tạo ra màu mới. Khuyến khích trẻ sử dụng cọ để khuấy và quan sát thay đổi (trẻ ghi lại cách pha trộn màu bằng cách dán biểu thị màu sắc lên bảng kết quả)
- Hoạt động tạo hình sáng tạo:
+ Tạo sản phẩm: Trẻ sử dụng các màu sắc đã pha trộn để vẽ và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ngẫu hứng trên giấy.
+ Giao lưu: Trẻ thảo luận về tác phẩm của mình. Trẻ 4 tuổi có thể giúp trẻ 3 tuổi miêu tả màu sắc và hình dạng trong bức tranh.
3. Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát “Sắc màu” và chơi trò chơi “Đi bắt màu sắc” (cô mở đèn Led xoay màu, cho trẻ sẽ đi bắt màu sắc).
- Mục đích của hoạt động này không chỉ tăng khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc mà còn kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Thông qua giao lưu, trẻ học cách làm việc theo nhóm và trình bày ý tưởng của mình.
- Việc khám phá màu sắc thông qua hoạt động pha trộn và tạo hình là một cách hiệu quả để phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng xã hội cho trẻ. Nên tổ chức đều đặn các hoạt động tương tự với sự đa dạng về chất liệu và kỹ thuật để giúp trẻ hứng thú và giúp các em mở rộng vốn hiểu biết đa dạng về màu sắc và nghệ thuật.
Một số hình ảnh của chuyên đề
(Cô tạo sự hứng thú và tò mò của trẻ, tại sao nước màu lại tạo ra khói?)

(Sự kỳ diệu của từng màu sắc)

(Trẻ rất tò mò muốn biết vì sao?)

(Giáo viên sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi, kích thích tư duy của trẻ về sự biến đổi của màu sắc)

(Trẻ thực hành trải nghiệm)

(Trẻ thực hành trải nghiệm sự biến đổi của màu sắc)

(Trẻ sử dụng sản phẩm khám phá để trải nghiệm hoạt đông tạo hình)

(Chầm màu cho lông gà)

(Trang trí quả bóng)

(Nhỏ màu tạo màu sắc cho cây)

(Sản phẩm của trẻ)

(Trẻ hứng thú với trò chơi đi bắt sắc màu)
3. Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát “Sắc màu” và chơi trò chơi “Đi bắt màu sắc” (cô mở đèn Led xoay màu, cho trẻ sẽ đi bắt màu sắc).
- Mục đích của hoạt động này không chỉ tăng khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc mà còn kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Thông qua giao lưu, trẻ học cách làm việc theo nhóm và trình bày ý tưởng của mình.
- Việc khám phá màu sắc thông qua hoạt động pha trộn và tạo hình là một cách hiệu quả để phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng xã hội cho trẻ. Nên tổ chức đều đặn các hoạt động tương tự với sự đa dạng về chất liệu và kỹ thuật để giúp trẻ hứng thú và giúp các em mở rộng vốn hiểu biết đa dạng về màu sắc và nghệ thuật.